Chatbot có thể giúp gì cho doanh nghiệp bạn
Các bước xây dựng kịch bản chatbot?
Bước 1: Xác định mục tiêu cho Bot
Xác định đúng mục tiêu cho Bot là bước tiền đề đểxây dựng nội dung kịch bản nhắm đúng vào nhu cầu khách hàng. Mục tiêu cho Bot có thể là: tư vấn, giới thiệu sản phẩm, CSKH, giới thiệu chương trình khuyến mãi, ưu đãi,…
Ngoài mục tiêu về nội dung, doanh nghiệp cần xác định thêm mục tiêu hiệu quả đạt được khi sử dụng Chatbot.
Bước 2: Xác định nhóm khách hàng mục tiêu
Xác định đúng nhóm khách hàng mục tiêu thì sẽ xác định được đúng nội dung cho Bot. . Dựa vào nhóm khách hàng đã được khảo sát, nhóm khách hàng hay liên hệ, nhóm khách hàng đã được xác định cho sản phẩm để xây dựng nhóm khách hàng mục tiêu của sản phẩm
Bước 3: Phác thảo kịch bản cho Chatbot
Phác thảo kịch bản trước sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng thể các nội dung có trong chatbot. Từ đó, có thể điều chỉnh để phù hợp hơn với nhóm khách hàng mục tiêu
Bước 4: Hiểu rõ nền tảng Chatbot áp dụng cho doanh nghiệp
Mỗi nền tảng Chatbot sẽ có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Việc tìm hiểu rõ nền tảng Chatbot sẽ giúp bạn lựa chọn kịch bản phù hợp nhất cho từng nội dung.
Bước 5: Xây dựng kịch bản, kiểm tra và vận hành Chatbot
Sau khi hoàn thành 4 bước trên, bạn có thể bắt tay xây dựng một kịch bản chi tiết, chất lượng cho từng đối tượng khách hàng mục tiêu.
Sau khi Bot được làm việc, bạn sẽ nhận ra các thiếu sót cần bổ sung, chỉnh sửa, đảm bảo cho việc trải nghiệm mua sắm của khách hàng được tốt nhất.
Bước 6: Tối ưu
Sau khi Chatbot được đưa vào sử dụng, bạn vẫn cần thường xuyên theo dõi quá trình hoạt động của Bot để đánh giá Bot. Thường xuyên cập nhật kịch bản phù hợp cho Bot để đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của thị trường sẽ giúp Bot hoạt động hiệu quả tối đa.
Và trên đây là tổng hợp các loại kịch bản và các bước xây dựng kịch bản Chatbot hấp dẫn khách hàng chúng tôi đã tổng hợp được. Hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn tối ưu được cho Chatbot của doanh nghiệp mình